92
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
cạnh tranh của các sản phẩm, thực hiện cơ chế liên
kết giữa tổ chức khoa học và công nghệ với cơ sở áp
dụng kết quả nghiên cứu trong toàn bộ quá trình từ
xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, đánh giá và
đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Hoàn thiện
các quy định về thành lập và hoạt động của các hội
đồng tư vấn xác định, tuyển chọn và đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bảo
đảm tính độc lập và khách quan của Hội đồng…
Tăng cường thực hiện cơ chế “đặt hàng” đối với các
nhà khoa học. Nghiên cứu thêm hình thức “đăng
ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học” bằng các
nguồn vốn ngoài ngân sách để khuyến khích các
thành phần kinh tế và mọi công dân có khả năng
tham gia nghiên cứu khoa học theo định hướng
nghiên cứu của Thành phố…
Hai là,
tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong điều
kiện thực tế của Thành phố, vẫn tiếp tục thực hiện
phương thức giao trực tiếp, đồng thời mở rộng
phương thức tuyển chọn trên nguyên tắc đảm bảo
tính công khai, minh bạch và có tiêu chí lựa chọn
rõ ràng. Theo đó, đối với phương thức giao trực
tiếp, cần chú ý năng lực thực sự của đối tượng được
giao. Để tránh lãng phí và khai thác hiệu quả tối đa
nguồn vốn từ NSNN, kiên quyết không giao cho
những đơn vị, tổ chức không đủ nguồn lực thực
hiện, khắc phục tình trạng giao trực tiếp nhưng
thực ra là gián tiếp thông qua “hợp đồng nhiều tầng
nấc”, trong khi bản thân cơ quan chủ trì, chủ nhiệm
đề tài lại không làm gì, hoặc chỉ làm nhiệm vụ “tổng
hợp”. Đối với phương thức tuyển chọn, cần tiếp tục
nghiên cứu hoàn thiện và mở rộng việc áp dụng ở
cấp thành phố, các ngành. Cần nghiên cứu cho phép
các nhà nghiên cứu có quyền tự đăng ký chủ trì đề
tài nghiên cứu hoặc tham gia đấu thầu thực hiện
đề tài, đồng thời, cũng phải chịu trách nhiệm pháp
lý về kết quả nghiên cứu của mình trước pháp luật
và cơ quan có thẩm quyền. Theo phương thức này
thì vốn đầu tư từ NSNN sẽ tập trung hơn, được sử
dụng vào giải quyết những vấn đề nóng, mang tính
thời sự, kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng ngay
vào thực tế của ngành…
Tài liệu tham khảo:
1. Bùi Thiên Sơn (2010), “Những vấn đề chi ngân sách cho phát triển Khoa học và
Công nghệ quốc gia và định hướng khuyến nghị trong thời gian tới”. Viện Chiến
lược và chính sách khoa học và công nghệ;
2. Chính phủ (2014), Nghị định số 95/2014/NĐ-CP, ngày 17/10/2014 quy định
về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động Khoa học và Công nghệ;
3. Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội (2011-2015), Báo cáo tổng kết hoạt động
Khoa học và Công nghệ.
nội dung đến kinh phí và đúng quy trình đã giảm tối
thiểu sự lãng phí, đảm bảo chi tiêu đúng chế độ của
nhà nước. Khâu lập dự toán và phê duyệt nhiệm vụ
đầu tư được thực hiện tốt và nhanh hơn trước đây
(được thực hiện từ tháng 11 năm trước) giúp cho cơ
quan quản lý chủ động trong việc xác định nguồn
và phân bổ hợp lý. Quá trình thẩm định nhận được
phối hợp của Sở Tài chính giúp khâu cấp phát vốn
được sớm hơn (hầu hết được cấp vào quý II hàng
năm). Công tác thanh quyết toán của Sở khoa học
và Công nghệ được thực hiện nghiêm túc, đúng quy
định của pháp luật, giảm bớt thủ tục hành chính.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít những bất cập liên
quan đến tài chính đối với lĩnh vực khoa học và
công nghệ. Kinh phí đầu tư cho khoa học và công
nghệ còn dàn trải, chưa tập trung vào giải quyết
những vấn đề bức xúc của Thủ đô, những công
nghệ trọng điểm, có ý nghĩa quyết định tạo ra nhiều
ngành nghề mới và giá trị kinh tế cao. Tỷ lệ kinh
phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ chưa
đạt mục tiêu đề ra là 1,5% GDP. Nguồn vốn đầu tư
chủ yếu là từ NSNN song lại hạn chế, xã hội hoá
nguồn vốn đầu tư chưa được thực hiện. Quỹ đầu
tư phát triển khoa học và công nghệ của Thành phố
chưa được thành lập. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách
về quản lý khoa học và công nghệ và chính sách
về quản lý đầu tư phát triển cho khoa học và công
nghệ chưa được thành phố ban hành. Cơ chế quản
lý đầu tư còn thiếu và chậm đổi mới. Cơ chế khuyến
khích đầu tư hoạt động khoa học và công nghệ đối
với các doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả, dẫn
đến tận dụng tối đa được các nguồn vốn khác nhau
của các doanh nghiệp vào việc ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật. Hệ thống các cơ chế, chính sách
thúc đẩy nhu cầu đầu tư khoa học và công nghệ của
doanh nghiệp; cơ chế hỗ trợ các sản phẩm nghiên
cứu và phát triển công nghệ trở thành sản phẩm
hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực kinh
tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ…
Một số giải pháp
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN đầu
tư và hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch trong
đầu tư khoa học công nghệ của TP. Hà Nội, trong
thời gian tới cần làm tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là,
cần xác định rõ các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ ưu tiên ở các cấp. Sở Khoa học và Công
nghệ cần tổ chức việc trao đổi giữa các viện, trường,
doanh nghiệp và cơ quan hoạch định chính sách để
xác định các nhiệm vụ ưu tiên. Đối với các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ mang tính ứng dụng, xuất
phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức