TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 65

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
67
lý đầu tư công đạt mức chất lượng tiếp cận 04 nước
ASEAN phát triển nhất (ASEAN–4). Tỉ trọng đầu tư
nhà nước khoảng 31 - 34% tổng đầu tư xã hội. Hằng
năm có 30-35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới
sáng tạo. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân
hàng năm trên 5,5%, tốc độ tăng năng suất nội ngành
đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm
2020. Đến năm 2020 tỷ trọng lao động qua đào tạo
từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ đạt khoảng 25%, tỷ
trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%.
Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng
30-35%. Thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh
quốc gia với ASEAN-4.
Đến năm 2020, giảm tỷ lệ nợ xấu thực tế trong nền
kinh tế xuống mức dưới 3%. Giảm lãi suất cho vay
trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức
lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4.
Nâng cao quy mô và hiệu quả của thị trường chứng
khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trái
phiếu doanh nghiệp. Đến năm 2020, quy mô vốn hóa
thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, thị trường
trái phiếu đạt 30% GDP. Thoái toàn bộ vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp thuộc các ngành không cần Nhà
nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà nước xuống
mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước
sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư. Đến năm 2020, có ít
nhất 1 triệu doanh nghiệp; 15.000 hợp tác xã và liên
hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Nghị quyết đã nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm trong
cơ cấu lại nền kinh tế bao gồm: tập trung hoàn thành
cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công,
doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng; cơ
cấu lại ngân sách nhà nước, khu vực công; phát triển
mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút
hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài; hiện đại hóa công
tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo
hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn
với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; hình thành
đồng bộ và phát triển các loại thị trường, gồm thị
trường tài chính, thị trường quyền sử dụng đất, thị
trường lao động và thị trường khoa học công nghệ.
Kế hoạch nói trên không phải là một đề án mới
mà là một bước tiếp nối để cập nhật, bổ sung những
điểm mới cho giai đoạn 2016-2020 nhằm thực hiện
đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013-
2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kế
hoạch tập trung mạnh vào những nội dung, mục
tiêu, nhiệm vụ cần ưu tiên thực hiện nhằm thúc đẩy
nhanh hơn, mạnh hơn quá trình tái cơ cấu kinh tế.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ chỉ đạo thực hiện
quá trình cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016- 2020;
căn cứ Nghị quyết của Quốc hội xây dựng Chương
trình hành động, hoàn thành trước tháng 4/2017.
Nhìn nhận triển vọng tái cơ cấu nền kinh tế của
nước ta trong thời gian tới có thể thấy, Việt Nam có
một số thuận lợi và có cơ hội đẩy nhanh tiến trình
tái cơ cấu kinh tế. Trước hết là yếu tố cam kết chính
trị, nhiều mục tiêu, nội dung tái cơ cấu nền kinh
tế và cải cách thể chế kinh tế được Đảng và Chính
phủ đặt ra đã tạo sức ép rất lớn để đẩy nhanh thực
hiện các cam kết hội nhập và lộ trình tái cơ cấu. Các
hiệp định, nhất là hiệp định thế hệ mới như TPP
khi đi vào thực hiện sẽ có những tác động trực tiếp
và gián tiếp đến tiến trình tái cơ cấu và đổi mới thể
chế kinh tế, cụ thể như: Thay đổi tư duy, cách hoạch
định và thực thi chính sách và pháp luật, quản trị
nhà nước và DN theo hướng xây dựng Nhà nước
chuyên nghiệp, công khai minh bạch và trách nhiệm
giải trình, các thể chế dân chủ, thân thiện thị trường,
vì lợi ích của DN và người dân…
Tái cơ cấu kinh tế là một nội dung lớn, quan trọng
và cấp bách của nước ta hiện nay, nhất là trong bối
cảnh Việt Nam đang nỗ lực đổi mới mô hình tăng
trưởng để phát triển nhanh và bền vững vì con người
và lấy lợi ích con người làm trọng tâm. Đồng thời,
đây cũng là vấn đề rất khó, phức tạp, phạm vi rộng,
từ tư duy, tầm nhìn, quan điểm, nhận thức, cách tiếp
cận, đến thể chế, nguồn lực và lợi ích. Nếu không làm
với quyết tâm cao thì Việt Nam không thể có động
lực để thúc đẩy tái cơ cấu nhanh và quyết liệt được,
từ đó làm cho kinh tế đất nước rơi vào vòng luẩn
quẩn, đó là nợ công, bội chi, cũng như không thể đạt
được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Tài liệu tham khảo:
1. Đại biểu Quốc hội “mổ xẻ” Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế,
-
htevadubao.vn/chi-tiet/91-7040-dai-bieu-quoc-hoi--mo-xe--ke-hoach-tai-
co-cau-nen-kinh-te.html;
2. Tái cơ cấu nền kinh tế: Hiểu đúng để làm đúng,
cau-nen-kinh-te-hieu-dung-de-lam-dung-d53968.html;
3. Tái cơ cấu nền kinh tế, chú trọng những thế mạnh quốc gia,
qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/tai-co-cau-nen-kinh-te-chu-trong-nhung-the-
manh-quoc-gia-490873
Nhìn nhận triển vọng tái cơ cấu nền kinh tế
của nước ta trong thời gian tới có thể thấy, Việt
Nam cómột số thuận lợi và có cơ hội đẩy nhanh
tiến trình tái cơ cấu kinh tế. Trước hết là yếu tố
cam kết chính trị, nhiều mục tiêu, nội dung tái
cơ cấu nền kinh tế và cải cách thể chế kinh tế
được Đảng và Chính phủ đặt ra đã tạo sức ép rất
lớn để đẩy nhanh thực hiện lộ trình tái cơ cấu.
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...82
Powered by FlippingBook