TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 62

64
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
gia đang phát triển khu vực châu Á - Thái Bình
Dương trong giai đoạn 1996 - 2015. Với 30 quốc gia
được nghiên cứu trong 20 năm, kết quả nghiên cứu
thu được tổng cộng 600 quan sát ứng với từng biến
nghiên cứu. Nhận định ban đầu về xu thế tương tác
giữa kiều hối - tăng trưởng - phát triển tài chính tại các
quốc gia đang phát triển châu Á - Thái Bình Dương
(Hình 1). Các biến số trong mô hình tổng hợp từ cơ
sở dữ liệu World Development Indicators (WDI) và
được mô tả trong Bảng 1.
Mô hình phân tích:
Nhằm đánh giá phản ứng của
tăng trưởng trước sự thay đổi của kiều hối cũng như
một số nhân tố truyền thống khác, mô hình nghiên
cứu được xây dựng dựa trên lý thuyết hàm sản xuất
Cobb-Douglas có dạng:
lgdpit = β0 + β1 remit + β2 remit2 + β3 creditit +
β4 odait + β5 fdiit + β6 tradeit + β7 capit + β8 enrolit
+ β9 lpopit + β10 cpiit + εit
(1)
Với việc bổ sung biến kiều hối bình phương (rem2)
vào vế phải của (1), bài viết làm sáng tỏ câu hỏi liệu
xu thế tác động của kiều hối tới tăng trưởng có tuân
theo dạng hàm phi tuyến hay không?
Bên cạnh đó, để kiểm nghiệm tác động của phát
triển tài chính tới cơ chế tương tác kiều hối - tăng
trưởng, tác giả xây dựng mô hình (2) với việc bổ
sung thêm hai nhân tố tương tác gồm credit*rem và
credit*rem2:
lgdpit = β0 + β1 remit + β2 remit2 + β3 creditit +
β4 creditit*remit + β5 creditit*remit2 + β6 odait + β7
fdiit + β8 tradeit + β9 capit + β10 enrolit + β11 lpopit
+ β12 cpiit + εit
(2)
Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích dữ liệu mảng
Arellano-Bond GMM được áp dụng để kiểm nghiệm
các mối quan hệ trên. Ưu điểm của GMM so với ước
lượng OLS thông thường hay ước lượng tác động cố
định. Nó có thể giải quyết được vấn đề biến nội sinh
và sai số đo lường trong quá trình hồi quy. Sự phù
hợp của biến công cụ trong hồi quy GMM được đánh
giá dựa trên kiểm định Hansen với giả thiết (H0): Biến
công cụ là ngoại sinh, nghĩa là không tương quan với
sai số mô hình, theo đó p-value của thống kê Hansen
càng lớn càng tốt. Trong khi đó, kiểm định AR(2) với
p-value càng lớn chứng tỏ mô hình không bị khuyết
tật tự tương quan ở các cấp độ (Roodman, 2006).
Kết quả thực nghiệm
Kết quả hồi quy phương trình (1) và (2) xác nhận
sự tồn tại của quan hệ phi tuyến “dạng chữ U” giữa
kiều hối và tăng trưởng kinh tế (hệ số ước lượng kiều
hối bình phương đạt giá trị dương ở mức ý nghĩa
5%). Điều này có nghĩa trong giai đoạn đầu, luồng
kiều hối (với trữ lượng thấp) chảy vào các nước đang
phát triển có thể làm giảm tăng trưởng; song về lâu
dài, khi lượng kiều hối gia tăng, tăng trưởng sẽ được
thúc đẩy trở lại.
Quan sát kết quả hồi quy phương trình (2) ta thấy,
hệ số gắn với các biến tương tác (phát triển tài chính
x kiều hối) và (phát triển tài chính x kiều hối bình
phương) đều dương và có ý nghĩa thống kê cao (1%),
chứng tỏ tồn tại hiệu ứng “cộng hưởng” giữa phát
triển tài chính và kiều hối. Hiệu ứng “cộng hưởng”
ở đây hàm ý rằng: Phát triển tài chính và kiều hối tác
động cùng chiều tới tăng trưởng kinh tế, và chiều
hướng này đồng nhất trong từng giai đoạn.
Mối quan hệ phi tuyến dạng chữ U giữa kiều hối
và tăng trưởng có thể diễn giải ở các giác độ sau:
Thứ nhất,
đứng trên giác độ khởi sự kinh doanh
hộ: Theo lập luận của Mahmud và Osmani (1980) và
Siddidui (2004), mối quan hệ phi tuyến dạng chữ U
được hình thành là do khi nguồn kiều hối nhận về
còn ở mức hạn chế, một bộ phận người dân có xu
hướng sử dụng vào hoạt động tiêu dùng mua sắm
không sinh lợi để bù đắp cho chuỗi ngày lao động
vất vả trước đây. Điều này dẫn tới động lực lao động
dần bị triệt tiêu và tác động tiêu cực tới năng suất lao
động toàn xã hội... Tuy nhiên, vào giai đoạn (1996 -
2000), các kênh hỗ trợ vốn sản xuất cho người dân
còn hết sức hạn chế hệ thống tài chính ở các nước
đang phát triển lúc bấy giờ còn hết sức đơn giản.
BẢNG 1: MÔ TẢ CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH
Biến nghiên cứu
Đo lường
Nguồn
Biến phụ thuộc
Tăng trưởng kinh tế (lgdp) L o g
c ủ a
G D P
bình quân đầu người
WDI
Biến độc lập
Kiều hối (rem)
Kiều hối nhận về/GDP
WDI
Kiều hối bình phương
(rem2)
(Kiều hối nhận về/GDP)2 WDI
Phát triển tài chính (credit) Tín dụng tư nhân/GDP WDI
Hỗ trợ phát triển (oda)
Hỗ trợ phát triển
vào ròng/GDP
WDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(fdi)
Đầu tư trực tiếp
vào ròng/GDP
WDI
Độ mở thương mại (trade) Tổng
kim
ngạch
xuất nhập khẩu/GDP
WDI
Đầu tư nội địa (cap)
Đầu tư nội địa/GDP
WDI
Vốn nhân lực (enrol)
Tỷ lệ phổ cập bậc trung
học cơ sở trong dân cư
WDI
Mức
độ
tập
trung
dân cư (lpop)
Log củamức độ tập trung
dân cư (người/km2)
WDI
Lạm phát (cpi)
Biến động CPI hàng năm WDI
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...82
Powered by FlippingBook