TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 63

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
65
Trong trường hợp hộ dân huy động đủ vốn để
phát triển sản xuất kinh doanh, trong vòng 3 - 5 năm
đầu tiên, khả năng hộ kinh doanh có lãi là rất thấp.
Đối với những hộ sẵn có cơ ngơi, liệu họ có thể tận
dụng lượng kiều hối ít ỏi ban đầu để bổ sung vốn
cho hoạt động hiện tại được không?. Nghiên cứu cho
thấy rằng, lượng vốn ít ỏi này có thể thúc đẩy có hiệu
quả tình hình sản xuất kinh doanh, bởi vì về nguyên
lý, khi một doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng
trưởng, muốn thực sự bứt phá và tạo được lợi nhuận
bền vững, lượng vốn cần bổ sung cho giai đoạn mở
rộng quy mô sản xuất... sẽ lớn hơn gấp nhiều lần so
với quy mô vốn khởi sự ban đầu. Do vậy, để hoạt
động kinh doanh sẵn có của hộ thực sự tạo ra cú
huých đối với tăng trưởng, lượng vốn cần bổ sung sẽ
phải ở mức rất lớn, chứ không phải ở lượng kiều hối
hạn chế chảy về nước ban đầu…
Thứ hai,
đứng trên giác độ môi trường vĩ mô
chuyển đổi: Tại nhiều nước châu Á như Bangladesh,
Ấn Độ, Pakistan hay Sri Lanka, tổ chức tài chính vi
mô nhờ việc triển khai các sáng kiến sản phẩm của
mình đã tạo ra sự dịch chuyển nhu cầu căn bản trong
các hộ gia đình, thay vì tích cực tiêu dùng, thì đã
chú trọng hơn vào các khoản đầu tư phát triển kinh
doanh hộ.
Sự dịch chuyển nhu cầu từ tiêu dùng sang đầu tư
cũng có thể được nhìn nhận dưới một góc độ vĩ mô
hơn, theo đó kể từ trước năm 2000, phần lớn các nền
kinh tế đang phát triển rơi vào trạng thái “méo mó”
với cơ chế “đóng” và áp đặt “hạn ngạch” thái quá
để bảo hộ nền sản xuất nội địa. Bước sang thời kỳ
chuyển đổi 2001 - 2006, nhờ việc tích cực triển khai
loạt chương trình điều chỉnh cấu trúc và cải cách hệ
thống tài chính theo hướng mở tại các quốc gia Đông
Nam Á, Tây Á và Nam Á những bất cập trên dần
được tháo gỡ.
Cuộc cách mạng chuyển đổi này đã mang lại
những lợi ích và triển vọng rõ ràng cho đầu tư cũng
như tạo nên động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân. Do
đó, việc thiếu vắng hoạt động của tổ chức tài chính
vi mô và các tổ chức phi chính phủ khiến cho dòng
kiều hối của hộ được chi dùng thiếu hiệu quả hoặc
phục vụ thái quá nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, bước
vào các giai đoạn sau, xu thế trên được đảo chiều với
sự nở rộ các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
và các tổ chức phi chính phủ cũng như môi trường
vĩ mô được cải thiện, dẫn tới hoạt động đầu tư được
thúc đẩy và nguồn kiều hối của người dân có thể đạt
mức sinh lời tốt hơn.
Kết luận
Thứ nhất,
xác nhận sự tồn tại một mối quan hệ
phi tuyến tính “định dạng chữ U” giữa tăng trưởng
và kiều hối tại các quốc gia đang phát triển, theo đó
luồng kiều hối chảy vào các nước đang phát triển có
thể làm giảm đà tăng trưởng trong thời gian đầu, sau
đó sẽ lại kích thích tăng trưởng trở lại.
Thứ hai,
bằng việc bổ sung các biến tương tác giữa
kiều hối và phát triển tài chính vào mô hình tăng
trưởng, nghiên cứu tìm ra một hiệu ứng tương tác
hết sức mới mẻ, “cộng hưởng phi tuyến”. Theo đó,
phát triển tài chính và kiều hối sẽ tác động cùng chiều
tới tăng trưởng kinh tế và chiều hướng này phải có
tính đơn nhất trong từng giai đoạn.
Tài liệu tham khảo:
1. Catrinescu, N., Ledesma, L. M., Matloob, P. and Quillin, B., 2009, “Remittances,
Institutions and Economic Growth”, IZA Discussion Paper No. 2139;
2. De Bruyn, T. and Wets, J., 2006, “Remittances and Development”, Conference
Report on Migration and Development, International Organisation for
Migration (IOM);
3. Lê Đạt Chí và Phan Thị Thanh Thuý, 2014, “Tác động của kiều hối đến tăng
trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số
16 (26), tháng 5 - 6/2014.
BẢNG 2: ƯỚC LƯỢNG GMM ĐỐI VỚI QUAN HỆ KIỀU HỐI -
TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH
Biến phụ thuộc: Tăng trưởng Phương trình
phi tuyến (1)
Phương trình
tương tác (2)
Tăng trưởng, trễ 1 năm
0.564***
0.225
Kiều hối
-0.033**
-0.143**
Bình phương kiều hối
0.001**
0.004**
Phát triển tài chính
-0.003**
-0.008***
Phát triển tài chính x Kiều hối
0.002***
Phát triển tài chính x Bình phương kiều hối
0.001***
Hỗ trợ phát triển
-0.003**
-0.001
Đầu tư nước ngoài
0.003***
0.003*
Độ mở thương mại
0.001
0.001
Đầu tư nội địa
0.002***
0.003**
Vốn nhân lực
0.001
0.002
Mật độ dân cư
1.455***
2.194***
Lạm phát
-0.001
-0.001
Số quan sát
540
540
Số nhóm
30
30
Số biến công cụ
24
26
AR(2) test (p-value)
0.197
0.106
Hansen test (p-value)
0.454
0.308
Một số điểm lưu ý:
(i) Hệ số ước lượng ứng với từng biến độc lập được thể hiện trong bảng;
(ii) Biến kiều hối (rem) được chọn làm biến nội sinh với độ trễ thích hợp (theo Hassan et al., 2012);
(iii) ***,**,* thể hiện ý nghĩa thống kê ở các mức 1%, 5% và 10%.
Nguồn: Tính toán của tác giả
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...82
Powered by FlippingBook