TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 68

70
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Công cụ hữu hiệu để hoạch định
các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
Trong nền kinh tế quốc dân, lĩnh vực vận tải
giữ vai trò trọng yếu, là nhân tố quan trọng có ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, với nhiệm vụ chủ yếu của mình là
đáp ứng mọi nhu cầu đi lại, giao lưu của nhân dân
và vận chuyển hàng hoá trong quá trình lưu thông,
đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất và đời sống.
Vận tải đóng vai trò trọng yếu trong việc bảo
đảm quá trình tái sản xuất của các ngành khác và
của cả nền kinh tế. Qua việc vận chuyển thành
phẩm, nguyên nhiên vật liệu giữa các vùng/miền
trong nước và hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải góp
phần bảo đảm các yếu tố đầu vào và đầu ra (tiêu
thụ thành phẩm) cho quá trình sản xuất. Trong quá
trình vận chuyển đó, bản thân ngành Vận tải cũng
tiêu thụ một khối lượng lớn thành phẩm của các
ngành khác.
Vận tải tuy không tạo ra các sản phẩm vật chất
mới cho xã hội như các ngành sản xuất vật chất
khác, song nó lại tạo ra khả năng sử dụng các sản
phẩm xã hội bằng cách vận chuyển sản phẩm từ địa
điểm sản xuất đến địa điểm tiêu dùng. Chính trong
quá trình vận chuyển đó, vận tải đã làm gia tăng giá
trị của sản phẩm.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vận
tải cũng dần hình thành và phát triển từ thô sơ đến
hiện đại; từ tự cấp tự túc đến vận tải thương mại
với các doanh nghiệp vận tải chuyên ngành hoặc đa
phương tiện trong chuỗi logistics.
Trên giác độ khác, cùng với quá trình chuyển đổi
từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, thị trường vận tải nước ta cũng từng
bước hình thành và phát triển. Song hành với quá
trình hình thành, phát triển thị trường vận tải, cung
và cầu của các ngành Vận tải nói chung cũng như
của từng chuyên ngành vận tải (đường bộ, đường
sắt, đường thủy...) nói riêng cũng dần trở về với
bản chất vốn có của mình. Ứng dụng bảng I - O
hay bảng cân đối liên ngành [Input – Output (I - O)
trong phân tích mối liên kết của các ngành vận tải
Việt Nam sẽ góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau giữa các ngành kinh tế nói chung và
giữa các ngành vận tải nói riêng.
Bảng I - O là một mô hình tổng thể nền kinh tế,
thông tin trong bảng phản ánh một cách tập trung
và khái quát nhất các mối quan hệ liên ngành trong
quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm cho tiêu
dùng cuối cùng, tích lũy, xuất khẩu của toàn bộ nền
kinh tế. Bảng I - O cho phép tính toán, phân tích các
mối liên hệ, đánh giá hiệu quả sản xuất và tính toán
được các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp vĩ mô khác.
Sử dụng bảng I - O trong phân tích mối liên kết
của các ngành vận tải Việt Nam sẽ thấy rõ vai trò
liên kết giữa cầu cuối cùng về sản phẩm vận tải
ảnh hưởng như thế nào tới đầu ra nói chung của
nền kinh tế. Xem xét liên kết giữa các yếu tố đầu
vào chính để sản xuất ra sản phẩm vận tải sẽ ảnh
hưởng như thế nào tới đầu ra trong nước. Trên
cơ sở đó hoạch định chiến lược và kế hoạch phát
triển hiệu quả nhất đối với từng chuyên ngành
vận tải. Nói tóm lại, bảng cân đối liên ngành là
công cụ mô tả toàn diện bức tranh kinh tế của đất
nước, là công cụ phân tích và dự báo hữu hiệu để
điều hành và hoạch định các giải pháp phát triển
kinh tế - xã hội.
Trong nền kinh tế, giữa các ngành có mối liên
hệ phụ thuộc lẫn nhau thông qua việc đảm bảo đầu
vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nhau. Trong
ỨNGDỤNGBẢNGCÂNĐỐI LIÊNNGÀNH
TRONG PHÂNTÍCHMỐI LIÊNKẾT CỦACÁCNGÀNHVẬNTẢI
TS. CHU THỊ BÍCH NGỌC
- Đại học Kinh tế Quốc dân
Vận tải đóng vai trò trọng yếu trong việc bảo đảm quá trình tái sản xuất của các ngành khác và
của cả nền kinh tế. Bởi vậy, việc ứng dụng bảng cân đối liên ngành (bảng I - O) trong phân tích mối
liên kết của các ngành vận tải nhằm chỉ ra được sự phụ thuộc của đầu ra nền kinh tế tới nhu cầu sử
dụng cuối cùng và các yếu tố đầu vào chính được dùng cho sản xuất có vai trò rất quan trọng.
Từ khóa: Vận tải, bảng I-O, lưu thông, xuất nhập khẩu, đầu ra
1...,58,59,60,61,62,63,64,65,66,67 69,70,71,72,73,74,75,76,77,78,...82
Powered by FlippingBook