5.1. So ky 1 thang 12 - page 52

54
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Thơ còn tăng cường huy động nguồn vốn không
hoàn lại và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), ưu
tiên cho đầu tư hạ tầng giao thông đô thị (Bảng 1).
Giai đoạn 2010-2015, tỷ trọng nguồn vốn vay ODA
đầu tư vào lĩnh vực cấp nước và xử lý rác thải, nước
thải trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ khá cao 67%,
đạt 33% đối với lĩnh vực giao thông vận tải trong
tổng vốn đầu tư vào CSHT.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn
một số hạn chế kìm hãm quá trình thu hút vốn cho
phát triển CSHT của TP. Cần Thơ. Điển hình như
hạn chế trong huy động vốn ngoài NSNN vào phát
triển CSHT.
Mặc dù, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
năm 2015 của TP. Cần Thơ đạt 59,81 điểm, xếp loại
khá trong 63 tỉnh, thành tại Việt Nam, tuy nhiên,
chỉ số về CSHT của Tỉnh đang ở mức khá thấp. Chỉ
số CSHT (xét dựa trên tiêu chí khu công nghiệp,
đường giao thông, các dịch vụ năng lượng, điện
thoại, dịch vụ internet) của TP. Cần Thơ năm 2015
chỉ xếp thứ 48/63 tỉnh, thành, giảm 34 bậc so với
năm 2014 (xếp thứ 14/63). Đến nay, những nguồn
vốn ngoài ngân sách dành riêng cho đầu tư cho
CSHT tại TP. Cần Thơ vừa yếu về giá trị vốn huy
động, vừa thiếu về loại hình vốn huy động.
Loại hình vốn huy động ngoài ngân sách tại
TP. Cần Thơ đầu tư cho lĩnh vực CSHT vẫn chủ
yếu là vốn ODA, nguồn vốn FDI vẫn chưa có
hoặc cũng chỉ trên cam kết và vắng bóng nguồn
vốn từ việc phát hành trái phiếu chính quyền địa
phương. Mặc dù nguồn vốn lớn nhất dành cho
đầu tư CSHT của TP. Cần Thơ là ODA nhưng giá
trị của nguồn vốn này trong tỷ trọng vốn đầu tư
toàn xã hội của Thành phố vẫn còn ở vị trí khá
kiêm tốn. Thực tế giai đoạn 2006-2010, tổng vốn
ODA ký kết của TP. Cần Thơ đạt khoảng 115,3
triệu USD, chiếm 1,13% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội của Thành phố, giai đoạn 2011-2015 cũng chỉ
chiếm khoảng gần 2%.
Huy động vốn ngoài ngân sách cho phát triển
CSHT tại TP. Cần Thơ hiện chỉ tập trung vào 2 lĩnh
vực là cấp nước và xử lý rác thải, nước thải (vốn
ODA từ 2010-2015 ước đạt khoảng 204 tỷ đồng)
và lĩnh vực giao thông vận tải (vốn ODA từ 2012-
2015 đạt khoảng 100 tỷ đồng). Các lĩnh vực như
bưu chính viễn thông, điện… tại TP. Cần Thơ vẫn
hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách
nhà nước.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Đồng bằng sông
Cửu Long tổ chức tại TP. Cần Thơ tháng 11/2015,
các chuyên gia và các nhà đầu tư nước ngoài đã chỉ
ra những điểm yếu của Đồng bằng sông Cửu Long
nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng cần phải tập
trung cải thiện là nhà đầu tư thiếu thông tin về cơ
hội, chính sách đầu tư; thiếu hụt nhân công có tay
nghề; dịch vụ hỗ trợ, công nghiệp hỗ trợ còn yếu…
Giải pháp huy động vốn đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng tại TP. Cần Thơ
Về nguồn vốn FDI
Thứ nhất,
TP. Cần Thơ nên có thêm những dịch
vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia
đầu tư vào các công trình CSHT. Hiện tại, ngoài
Phòng xúc tiến vốn đầu tư nước ngoài thuộc Sở
Kế hoạch và Đầu tư, chưa có bộ phận riêng biệt
nào hỗ trợ thêm cho các dự án CSHT. Phần lớn
các dự án CSHT khi kêu gọi đầu tư, các nhà đầu
tư phải tự lo thủ tục thực hiện dự án và mất rất
nhiều thời gian.
Thứ hai,
cần hoàn thiện thủ tục hành chính trong
việc đăng ký và triển khai các dự án đầu tư, cũng
như đẩy mạnh minh bạch hóa thông tin đấu thầu.
Việc triển khai thực hiện dự án bao gồm các thủ
tục về cấp đất, giải toả đền bù đất đai, xây dựng
công trình, nhập khẩu vật tư thiết bị, đánh giá tác
động môi trường... cần đơn giản theo hướng các
cơ quan chức năng hướng dẫn doanh nghiệp thực
hiện đúng những quy định của luật pháp.
Thứ ba,
chuyển vai trò từ tham gia đầu tư trực
tiếp sang duy trì một môi trường đầu tư hấp dẫn,
ổn định với hệ thống luật pháp đầy đủ điều chỉnh
các quan hệ đầu tư để thu hút vốn, trong đó có vốn
FDI cũng như mở rộng các hình thức hợp tác công -
tư (PPP). TP. Cần Thơ chỉ tập trung giải phóng mặt
bằng và đầu tư vào các công trình khó huy động các
nguồn lực xã hội.
Về nguồn vốn PPP
Cần có các giải pháp liên quan đến khai thác hiệu
quả nguồn lực tài chính từ đất đai bởi đây là nguồn
tài chính chủ chốt cho các dự án đầu tư CSHT và là
nguồn vốn đối ứng trong các dự án PPP:
Thứ nhất,
chính quyền địa phương cần thành lập
quỹ đất làm nguồn tài chính phát triển CSHT trong
dài hạn. Bên cạnh đó, cần phát huy phong trào hiến
đất, góp kinh phí phát triển CSHT trong khu vực
Giai đoạn 2006-2010, tổng vốn ODA ký kết của
TP. Cần Thơ đạt khoảng 115,3 triệu USD, chiếm
1,13% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Thành
phố, giai đoạn 2011-2015 cũng chỉ chiếm
khoảng gần 2%.
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60,61,62,...86
Powered by FlippingBook