TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 147

148
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền
vững, là vùng động lực phát triển cho toàn vùng
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là cửa ngõ
ra biển quan trọng của các tỉnh vùng Tây Nguyên,
khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt
Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây”. Đến
năm 2030 phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng
sản phẩm trong vùng bình quân 9%/năm giai đoạn
2016-2020. Thu nhập bình quân đầu người đạt
khoảng 3.600 USD/năm (tương đương khoảng 80
triệu đồng) bằng khoảng 1,1-1,2 lần mức bình quân
đầu người của cả nước.
Bên cạnh đ , tập trung đầu tư phát triển các DN
và các vùng nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản lớn
theo đúng cơ chế thị trường, tăng giá trị xuất khẩu
g p phần thúc đẩy ngành Thủy sản và kinh tế của
vùng phát triển. Cụ thể, từ năm 2016 đến 2020, giá
trị xuất khẩu tăng 20% và đổi mới công nghệ đạt
20-25%/năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản hướng
tới tăng sản lượng thủy sản đảm bảo nguồn cung
cấp nguyên liệu cho các DN xuất khẩu nhằm đạt
kim ngạch xuất khẩu tăng 7%mỗi năm và giải quyết
việc làm cho nhân dân vùng ven biển. Nhằm thực
hiện được định hướng và mục tiêu đề ra, trong thời
gian tới, cần quan tâm chú trọng một số vấn đề sau:
Một là,
tăng cường chính sách marketing ra các
thị trường trong và ngoài nước: Thủy sản là mặt
hàng hiện nay đang được người tiêu dùng thế giới
ưa chuộng nhưng sản phẩm thủy sản của các DN
vùng KTTĐ miền Trung vẫn chưa tiếp cận tốt với
thị trường thế giới.
Để sản phẩm đến với thị trường tiềm năng, các
DN cần thực hiện các chính sách marketing và các
chính sách xúc tiến thương mại để đưa các thông tin
sản phẩm của DN đến với người tiêu dùng. Ngoài
việc tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường truyền thống,
các DN nên chủ động tìm kiếm và thâm nhập các thị
trường mới như tham gia các hội chợ triển lãm quốc
tế về sản phẩm thủy sản, chú ý kiểm soát chặt về
mặt chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật…
Hai là,
các DN cần chủ động và mạnh dạn đầu tư
các quy trình sản xuất mới hiện đại hơn. Bước đầu
c thể phải đầu tư lớn nhưng sẽ tiết kiệm được chi
phí sản xuất và tăng năng suất lao động, từ đ nâng
cao hiệu quả kinh doanh của DN hơn.
Ba là,
DN cần c các chính sách hỗ trợ trong đào
tạo nhân lực như đào tạo tại chỗ hay cử đi học các
lớp công nghệ mới. Hơn nữa, sự gắn kết của người
lao động đối với DN sẽ tốt hơn nếu DN c chính
sách đãi ngộ cho người lao động tốt và môi trường
làm việc cải thiện. DN cần xây dựng chính sách tiền
lương, thưởng và các đãi ngộ khác cho người lao
động, cải thiện môi trường làm việc tốt hơn, an toàn
lao động hơn. Đ là những giải pháp bước đầu để
thu hút và sử dụng lao động hiệu quả.
Bốn là,
chủ động nguồn nguyên liệu: Yếu tố đầu
vào quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm,
do vậy, các DN cần c sự liên kết chặt chẽ hơn với
người nuôi trồng và đánh bắt thủy sản tạo ra quy
trình cung cấp nguyên liệu khép kín đảm bảo cả số
lượng, chất lượng và giảm giá thành do giảm bớt chi
phí trung gian thu mua. Bên cạnh đ , việc chủ động
tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới cũng là vấn đề các
DN nên tính đến như liên kết các vùng hay các địa
phương khác trong nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 1085/2008/QĐ-TTg về việc
thành lập vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;
2. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
3. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2016), Báo cáo thống
kê, Hà Nội;
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng
Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế (2017), Báo cáo ngành Thủy sản tỉnh Bình
Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế các năm 2014,
2015, 2016;
5. Cục Thống kê các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa
Thiên Huế (2017), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng
Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế 2015, 2016, NXB Thống kê;
6. Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản (2015), Báo cáo tổng hợp quy hoạch
phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030, Hà Nội.
Bảng4:KimngạchxuấtkhẩuthủysảncủavùngKTTĐmiềnTrung,ViệtNamvàthếgiớigiaiđoạn2013–2016(triệuUSD)
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
1.158
1.445
1.565
1.844
Tổng kim ngạch xuất khẩu
3.248
3.653
3.631
3.850
Cả nước
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
6.899
7.922
6.677
7.053
Tổng kim ngạch xuất khẩu
16.850
19.000
15.201
14.806
Thế giới
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
132.200
148.300
135.000
140.000
Tổng kim ngạch xuất khẩu
1.321.300
1.501.000
1.621.100
1.767.000
Nguồn: Niên giám thống kê của Việt Nam và Báo cáo của WB và FAO, 2016
1...,137,138,139,140,141,142,143,144,145,146 148,149,150,151,152,153,154,155,156,157,...175
Powered by FlippingBook