TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 21

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
23
Tại sao cần kiểm toán trách nhiệm kinh tế của
cán bộ quản lý?
Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ
lãnh đạo quản lý là hoạt động kiểm tra và đánh giá
của cơ quan Kiểm toán Nhà nước (KTNN) về trách
nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý trong thời gian
nhiệm kỳ công tác thông qua việc kiểm tra, đánh
giá tính trung thực, hợp pháp và hiệu quả trong
quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các
hoạt động kinh tế liên quan khác của địa phương,
đơn vị mà họ lãnh đạo.
Kiểm toán trách nhiệm kinh tế giúp đánh giá
chính xác cán bộ lãnh đạo có thực hiện đúng chức
trách kinh tế của mình hay không, có chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật, quy định hiện hành về
kinh tế, tài chính của Nhà nước hay không. Kết quả
kiểm toán trách nhiệm kinh tế là căn cứ tham khảo
quan trọng để cơ quan quản lý cán bộ tuyển chọn
và sử dụng cán bộ một cách đúng đắn, chính xác.
Thông qua kết quả kiểm toán do cơ quan KTNN
cung cấp, các cơ quan quản lý và kiểm tra cán bộ
của Đảng và Nhà nước sẽ có thêm những luận cứ
quan trọng và xác đáng khi bổ nhiệm, đề bạt, cách
chức hoặc luân chuyển cán bộ...
Việc kiểm tra chính xác trách nhiệm kinh tế của
cán bộ lãnh đạo cũng trở thành một khâu quan
trọng của công tác giám sát cán bộ. Kinh nghiệm
cho thấy, kiểm toán trách nhiệm kinh tế được coi
là một công cụ, biện pháp quan trọng để giám sát,
đánh giá cán bộ lãnh đạo trước khi bổ nhiệm và
được giao các vị trí quan trọng; là một trong các
thước đo đánh giá năng lực, trình độ và bản lĩnh
cán bộ để bồi dưỡng, đào tạo, đề bạt, khen thưởng,
kỷ luật, cách chức và luân chuyển cán bộ. Đồng
thời, kết quả kiểm toán trách nhiệm kinh tế sẽ góp
phần làm rõ đúng sai, bảo vệ những cán bộ, đảng
viên trung thực, liêm khiết, trong sáng trước các
hành vi bè phái, cục bộ, mất đoàn kết, kiện cáo
không mang tính chất xây dựng. Việc kiểm toán
trách nhiệm kinh tế còn có tác dụng giáo dục, cảnh
cáo, răn đe đối với số đông cán bộ. Từ đó, có thể
thực hiện được mục đích không chỉ “chống” mà
còn “phòng ngừa” trong quá trình tuyển chọn,
quản lý, sử dụng cán bộ theo chính sách cán bộ của
Đảng và Nhà nước.
Kiểm toán trách nhiệm kinh tế là một biện pháp
quan trọng ngăn ngừa phòng, chống và xử lý tham
nhũng. Hiện nay, ở nước ta, trật tự kỷ cương trong
quản lý tài chính nhà nước và tài sản nhà nước,
nhất là chi tiêu ngân sách, quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản, quản lý đất đai, tài sản công... dù đã có
nhiều tiến bộ, song vẫn còn không ít bất cập. Thực
hiện chế độ kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với
cán bộ quản lý có thể giúp ngăn ngừa, tăng cường
hơn nữa việc giám sát cán bộ lãnh đạo; Kiểm tra,
xử lý cương quyết những cán bộ coi thường các
định chế tài chính - kinh tế, vi phạm pháp luật;
Góp phần nâng cao trình độ quản lý cán bộ, nâng
cao ý thức tuân thủ pháp luật và khả năng tự điều
chỉnh của cán bộ lãnh đạo, quan tâm đến cán bộ
về mặt chính trị, rèn luyện đạo đức, tác phong cần
kiệm, liêm chính, chí công vô tư, hạn chế được
tham nhũng hoặc lãng phí tài sản công.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán,
KIỂMTOÁNTRÁCHNHIỆMKINHTẾ
ĐỐI VỚI CÁNBỘQUẢN LÝ
ThS. PHẠM TIẾN DŨNG -
Kiểm toán Nhà nước Khu vực 1
TS. NGUYỄN THỊ HẠNH DUYÊN -
Đại học Vinh
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, kiểm toán trách nhiệm kinh tế của các nhà quản lý đã và đang có sự phát
triển rất mạnh. Kinh nghiệm cho thấy, kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý là một biện
pháp quan trọng, mang tính đột phá nhằm ngăn ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, góp phần bồi
dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo đủ đức, đủ tài, phục vụ phát triển đất nước. Đây cũng là loại
hình kiểm toán mới cần triển khai nhằmminh bạch hóa quá trình quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản
công. Bài viết đánh giá về thực trạng kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý và đưa ra một số
kiến nghị đối với các bên liên quan nhằm tiến tới triển khai loại hình kiểm toán này ở Việt Nam.
Từ khoá: Kiểm toán nhà nước, trách nhiệm kinh tế, cán bộ quản lý, tài chính công.
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...74
Powered by FlippingBook