TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 47

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
49
H
àng may mặc được coi là mặt hàng thiết
yếu thuộc nhóm 5 mặt hàng được ưu tiên
mua sắm của mỗi người tiêu dùng. Theo
điều tra của công ty nghiên cứu thị trường trực
tuyến W&S năm 2012, tỷ lệ chi tiêu cá nhân cho
nhu cầu may mặc của người dân Việt Nam chiếm
khoảng 14%, đứng thứ 3 trong tổng các khoản chi
tiêu cá nhân (sau thực phẩm và tiền tiết kiệm).
Theo thống kê từ các siêu thị, hàng may mặc Việt
Nam đang chiếm khoảng 90% tổng lượng hàng
đang kinh doanh. Như vậy, đối với các doanh
nghiệp may mặc Việt Nam, thị trường nội địa
đang được đánh giá là rất tiềm năng. Những
thương hiệu như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Dệt
kim Đông Xuân... đã tạo được ấn tượng tốt với
người tiêu dùng trong nước.
Mặc dù có những tín hiệu khả quan như vậy
nhưng phải khẳng định rằng, việc chiếm lĩnh thị
trường nội địa không phải là điều đơn giản, bởi
hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm may
mặc của Việt Nam còn thấp, tính sáng tạo chưa
cao và mẫu mã, màu sắc còn đơn điệu. Trước thực
tế đó, một vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để thay
đổi hành vi tiêu dùng từ chuộng hàng ngoại sang
ưu tiên dùng hàng nội của người tiêu dùng Việt
Nam? Những nghiên cứu từ góc độ hành vi người
tiêu dùng trong việc quyết định mua sản phẩm sẽ
là những gợi ý quan trọng đối với việc hoạch định
và thực hiện chiến lược kinh doanh của các doanh
nghiệp may mặc Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai
đoạn: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Tác giả đã thực hiện 5 cuộc phỏng vấn sâu
với 2 chuyên gia marketing, 2 chuyên gia quản trị
doanh nghiệp và 1 chuyên gia trong lĩnh vực may
mặc của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu giúp tác
giả điều chỉnh thang đo và các khám phá mới, từ
đó điều chỉnh lại các câu hỏi trong bảng hỏi trước
khi tiến hành nghiên cứu định lượng và kiểm định
mô hình. Nghiên cứu định lượng được thực hiện
với 449 người tiêu dùng thông qua điều tra bằng
bảng hỏi thông qua phỏng vấn cá nhân trực tiếp
tại các điểm mua sắm hàng may mặc như: chợ,
trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng có
thương hiệu... và một phần dữ liệu được thu thập
qua mạng xã hội (online). Thời gian thu thập từ
tháng 4 đến tháng 7 năm 2016. Dữ liệu được xử lý
với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.
Kết quả phân tích đặc điểm nhân khẩu học
của mẫu nghiên cứu như sau: Cơ cấu giới tính
gồm 51,7% là nam, 48,3% là nữ. Cơ cấu độ tuổi
với 40,1% từ 18 đến 23 tuổi; 38,3% từ 24 đến 30
tuổi; 31 đến 40 tuổi chiếm 19,2%; còn lại 2,4% trên
40 tuổi. Cơ cấu thu nhập với 42,8% dưới 5 triệu
đồng; 43,5% từ 5 đến dưới 10 triệu đồng; 13,8% có
thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên.
Kết quả nghiên cứu
Tần suất mua sắm quần áo
Kết quả khảo sát về số lần mua sắm quần áo
trong năm cho thấy, người tiêu dùng có số lần
mua sắm trung bình là 2,7 lần.
Phân tích sâu hơn từ Hình 1 có thể nhận thấy,
người tiêu dùng Hà Nội có xu hướng mua sắm
quần áo 2-3 tháng/lần (38,8%) hoặc 1 tháng/lần
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNG
CHODOANHNGHIỆPMAYMẶC TẠI ĐỊA BÀNHÀNỘI
NCS. ĐẶNG THỊ KIM THOA
- Đại học Kinh tế quốc dân
Nghiên cứu này tổng hợp và phân tích những kết quả được rút ra từ cuộc khảo sát về ý định mua hàng
may mặc nội địa của người tiêu dùng TP. Hà Nội. Sở dĩ Hà Nội được chọn nghiên cứu vì đây là trung tâm
chính trị, văn hóa và là một trong những nơi phát triển kinh tế hàng đầu của đất nước, tập trung dân cư
thuộc nhiều vùng miền trên cả nước, nên ý định mua của người tiêu dùng Hà Nội có thể đặc trưng cho ý
định mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh toàn cảnh về ý định
mua hàng may mặc nội địa của người tiêu dùng Hà Nội, gợi ý một số giải pháp giúp phát triển thị trường
may mặc nội địa.
Từ khóa: Hàng may mặc, thị trường nội địa, người tiêu dùng Hà Nội.
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...74
Powered by FlippingBook