TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 51

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
53
Sử dụng các nguồn tài chính từ bảo hiểm y tế
Theo thống kê tài khoản y tế quốc gia 2015, mức
chi từ BHYT cho CSSK người dân ước khoảng 20%.
Trong khi đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ
chưa cao, chưa nhận thức được tính nguy hiểm
của các căn bệnh nên tỷ lệ sử dụng BHYT còn ở
mức thấp. Việc vận động được người dân đi khám
chữa bệnh ở các cơ sở y tế đã là một nỗ lực rất lớn,
chưa tính đến người bệnh phải trả tiền viện phí
hay ăn ở đi lại. Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở
Y tế, BHXH mua thẻ BHYT cấp cho người dân tộc
thiểu số. Những trường hợp được cấp thẻ BHYT là
người dân tộc thiểu số nhưng không thuộc diện hộ
nghèo đang sinh sống tại xã khó khăn, đặc biệt khó
khăn theo Quyết định số 30/2007 của Thủ tướng
Chính phủ.
Sử dụng các nguồn tài chính từ viện trợ nước ngoài
Trong cơ cấu chi y tế, chi từ viện trợ nước ngoài
chỉ chiếm 2% tổng chi y tế. Với mức chi cho khám
chữa bệnh và cơ sở vật chất ngành Y tế thì viện trợ
nước ngoài còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Tại Việt Nam,
với nhiều vùng miền còn khó khăn thì để các nhà
viện trợ nước ngoài có thể đáp ứng hết nhu cầu
khám chữa bệnh là điều rất khó khắn. Tuy nhiên,
những năm gần đây có thể thấy một số tổ chức y tế
của các nước phát triển đã đầu tư vào Việt Nam để
xây dựng những bệnh viện lớn và hiện đại.
Sử dụng các nguồn tài chính từ các hộ gia đình
Từ tỷ lệ 48,8% tổng chi y tế trong những năm gần
đây cho chăm sóc sức khỏe đến từ các hộ gia đình
của Việt Nam cho thấy, tiền từ người dân bỏ ra để có
được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn quá cao
so với thu nhập bình quân hiện nay. Nhà nước đã
có nhiều chính sách để giảm bớt chi tiêu của các hộ
cá nhân cho chăm sóc sức khỏe bằng cách: Hệ thống
y tế ngày càng được củng cố và phát triển, mạng
lưới bệnh viện, các cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ
sở từng bước được mở rộng; công tác đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực y tế đã có nhiều tiến bộ; đặc
biệt y tế cơ sở đã được củng cố và từng bước hoàn
thiện; công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ người
nghèo, người có công với cách mạng, các đối tượng
chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, bà mẹ,
trẻ em được chú trọng thích đáng.
Sử dụng các nguồn tài chính từ nguồn lực xã hội
Ngoài nguồn chi từ NSNN và từ BHYT, nguồn
chi y tế của địa phương cũng rất quan trọng và
chiếm tỷ trọng khá lớn (10% tổng chi y tế). Đảng
và Nhà nước đã cố gắng ban hành những chính
có thu nhập trung bình thấp, song nguồn viện trợ
cho y tế vẫn được duy trì ở mức cao. Bộ Y tế hiện
đang quản lý 55 chương trình, dự án ODA, trong
đó có 40 dự án viện trợ không hoàn lại, 10 dự án
vốn vay và 5 dự án hỗn hợp với tổng kinh phí lên
tới 20.309 tỷ đồng. Ngoài nguồn hỗ trợ từ các dự án
ODA, theo báo cáo của Bộ Y tế hiện đang có 106 dự
án y tế do các tổ chức phi chính phủ tài trợ với tổng
số vốn là 256 triệu USD.
Huy động từ nguồn lực xã hội (dịch vụ y tế tư nhân)
Bên cạnh sự phát triển mạng lưới y tế Nhà nước,
mạng lưới y tế tư nhân được khuyến khích phát triển
mạnh mẽ nhằm góp phần đa dạng hóa các dịch vụ
y tế để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân
dân. Nhiều cơ sở y tế tư nhân đã đầu tư thiết bị hiện
đại, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật cao
trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đồng thời cung
ứng nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng
cho nhân dân và tạo cho họ có nhiều hơn cơ hội
được tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh, góp
phần giảm tải cho các bệnh viện công lập và cũng
tạo ra áp lực cạnh tranh cho các cơ sở khám chữa
bệnh của Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Ngoài việc được đầu tư về hạ tầng cơ sở, một
trong những yếu tố thu hút người dân đến khám
chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân là tiết kiệm được
thời gian chờ đợi và được phục vụ chu đáo. Không
những thế, hầu hết các cơ sở y tế tư nhân đều làm
việc ngoài giờ và làm cả ngày nghỉ, rất thuận tiện
cho người bệnh.
Thực trạng sử dụng các nguồn tài chính cho
chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số
Sử dụng các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước
Tổng mức NSNN cấp cho y tế gia tăng liên tục
với tỷ lệ tăng trung bình hằng năm trong giai đoạn
2011-2015 là 10,2%, năm 2010 là 27% đến năm 2015
tăng lên 35%. Sự gia tăng này có thể được giải thích
một phần bởi mức gia tăng trong định mức kinh
phí trợ cấp cho người nghèo và sự thay đổi phương
thức sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí này để mua
BHYT cho người nghèo. Mặt khác, tỷ lệ giải ngân
kinh phí cấp khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em
dưới 6 tuổi năm sau tăng đáng kể so với năm trước.
Tỷ trọng các nguồn tài chính công (gồm NSNN, viện
trợ và BHYT xã hội) trong tổng chi tiêu y tế của toàn
xã hội còn thấp. Trong cơ cấu chi y tế của Việt Nam
dựa chủ yếu vào các chi trả trực tiếp của hộ gia đình
(chiếm tới 48,8% tổng chi y tế), trong khi chi từ các
nguồn tài công chiếm 27%.
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...74
Powered by FlippingBook