TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 50

52
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Y
tế nước ta đang phát triển và chịu sự ảnh
hưởng của nền kinh tế thị trường, hệ thống
chăm sóc sức khỏe (CSSK) đang phát triển
đa dạng nhiều thành phần, nhiều loại hình cung cấp
các dịch vụ khám chữa bệnh. Tác động của nền kinh
tế thị trường đã dẫn đến thay đổi mô hình tiếp cận
và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Ngành Y tế
đang phải đối mặt với thách thức: y tế phải đáp ứng
nhu cầu CSSK ngày càng cao, khám chữa bệnh với
kỹ thuật y tế chất lượng cao, song song phải quan
tâm đến CSSK người nghèo, người cận nghèo, trẻ
em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, vùng khó
khăn, vùng sâu, vùng xa. Việc đảm bảo công bằng
về CSSK cho nhân dân và trong điều kiện nền kinh
tế thị trường là một vấn đề cấp bách, thách thức, vừa
là chính sách lâu dài.
Bảo vệ và CSSK cho đồng bào dân tộc thiểu số
sống tại vùng khó khăn luôn là một trong những
quan tâm, ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta.
Tuy nhiên, vấn đề tài chính CSSK cho đồng bào dân
tộc thiểu số vẫn là một câu hỏi lớn đang đặt ra cho
các nhà chức trách trong việc đảm bảo nguồn huy
động và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính đáp
ứng nhu cầu CSSK, đảm bảo tính công bằng cho
đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.
Thực trạng huy động tài chính cho chăm sóc
sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số
Vấn đề huy động các nguồn tài chính
Huy động từ ngân sách nhà nước
Trong những năm qua, tổng chi cho y tế của
toàn xã hội so với GDP của Việt Nam có xu hướng
tăng dần, từ mức 5,2% năm 2000 lên 6,4% năm 2009,
năm 2014 đạt 8,2% tăng so với năm 2010 là 7,7%.
Chi NSNN cho y tế trong giai đoạn 2011-2015 tăng
qua các năm với tỷ lệ tăng cao hơn so với mức tăng
chi NSNN. Đặc biệt, chi NSNN cho y tế tăng bình
quân 34,2%/năm trong giai đoạn 2008–2013, cao hơn
nhiều tốc độ tăng tổng chi thường xuyên NSNN
(20%). NSNN cấp cho y tế tăng trong những năm
gần đây để thực hiện các chương trình hỗ trợ toàn
bộ hoặc một phần mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)
cho các đối tượng theo Luật BHYT, bao gồm người
nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số,
trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, học
sinh sinh viên và thực hiện chương trình mục tiêu y
tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh, nâng cấp y tế
tuyến huyện.
Huy động từ bảo hiểm y tế
Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã
có nhiều chính sách quan tâm đầu tư đối với đồng
bào dân tộc thiểu số của cả nước. Điều này được
thể hiện rõ trong những ưu đãi và hỗ trợ từ NSNN
trong việc cấp thẻ BHYT phục vụ cho việc khám
chữa bệnh của người dân. Các hỗ trợ đó được thực
hiện theo các mức khác nhau đối với từng đối
tượng cụ thể: Đối tượng thuộc chương trình 135 và
các đối tượng dân tộc thiểu số. Theo Luật BHYT,
những người dân tộc thiểu số đang sinh sống
ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn, đặc biệt khó khăn cũng được Nhà nước cấp
100% kinh phí mua thẻ BHYT. Những người dân
tộc thiểu số không sinh sống trong những vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó
khăn cũng có thể được hỗ trợ 100% nếu người đó
thuộc diện nghèo và được hỗ trợ 70% phí bảo hiểm
y tế nếu thuộc diện cận nghèo.
Huy động từ nguồn viện trợ nước ngoài
Nguồn viện trợ cho y tế ở Việt Nam trong những
năm vừa qua chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng
2,3% tổng chi y tế. Việt Nam đã trở thành quốc gia
NGHIÊN CỨUTHỰC TRẠNGTÀI CHÍNH CHĂMSÓC
SỨC KHOẺ CHOĐỒNGBÀODÂNTỘC THIỂU SỐ
PGS., TS. HOÀNG THỊ THU, ThS. HÀ THỊ THANH NGA -
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Dựa trên những lý thuyết cơ bản về tài chính chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bài viết nghiên cứu thực trạng
tài chính chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam thông qua phương thức thu thập số
liệu thứ cấp là chủ yếu. Đồng thời, trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá, bài viết đưa ra một số đề xuất
nhằm tăng cường tài chính chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Tài chính, đầu tư, chăm sóc sức khỏe, dân tộc thiểu số.
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...74
Powered by FlippingBook