TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 48

50
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
khách hàng đến tham quan và mua sắm. Đây cũng
là gợi ý giúp cho các doanh nghiệp chú ý nhiều
hơn đến tâm lý mua hàng của khách hàng trong
quá trình sản xuất kinh doanh.
Những đối tượng/phương tiện ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng may mặc
Kết quả khảo sát về những đối tượng/phương
tiện có ảnh hưởng đến quyết định mua của người
tiêu dùng Hà Nội cho thấy một kết quả khá bất
ngờ. Có đến 378/449 người tiêu dùng (chiếm
84,2%) cho rằng bản thân là người quan trọng
nhất quyết định đến sự lựa chọn sản phẩm may
mặc. Trong khi đó, gia đình, bạn bè, internet và
các cửa hàng trưng bày có ảnh hưởng với tỷ lệ
tương đương nhau đến sự lựa chọn của người
tiêu dùng. Các yếu tố như báo, tạp chí, những
người nổi tiếng, nhân viên bán hàng hay tivi có
ảnh hưởng rất nhỏ đến quyết định mua hàng
của người tiêu dùng. Điều đó khiến các nhà sản
xuất và những người làm marketing cần nắm bắt
thị hiếu của người tiêu dùng cũng như cung cấp
thông tin chính xác, đơn giản để giúp người tiêu
dùng hiểu và ra quyết định nhanh chóng.
Mức độ quan trọng của các yếu tố thuộc về sản
phẩm có ảnh hưởng đến quyết định mua
Khảo sát về các yếu tố thuộc về sản phẩm có
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng may mặc có
thể nhận thấy, yếu tố được đánh giá là quan trọng
nhất chính là sự thoải mái (401/449 phiếu), vừa
vặn với cơ thể (338/449 phiếu) và chất vải (366/449
phiếu). Nguyên nhân có thể do đối tượng khảo
sát là những người có thu nhập tương đối thấp
nên họ không yêu cầu quá nhiều về kiểu dáng
hay thời trang. Những yếu tố như hình ảnh cửa
hàng (198/449), nước sản xuất (148/449 phiếu) hay
(35%). Điều này là hoàn toàn phù hợp với nhu
cầu cũng như mức thu nhập của đối tượng được
khảo sát (sinh viên, nhân viên văn phòng có mức
thu nhập dưới 7,5 triệu đồng). Tuy nhiên, một số
ý kiến khác cho rằng, không thống kê được số lần
mua sắm trong năm do mua ngẫu hứng hoặc với
nam giới thường được vợ, bạn gái hoặc mẹ mua
cho nên không biết chính xác số lần mua.
Đối với nam và nữ, có sự khác biệt lớn về tần
suất mua quần áo. Trong khi tần suất mua của
nữ là thường xuyên hơn (1 lần/tuần hoặc 1 lần/
tháng), nam giới có xu hướng mua sắm 1 lần/2-3
tháng). Do vậy, các nhà kinh doanh nên phục vụ
phân khúc nữ giới hơn nam giới để tăng doanh
số bán hàng.
Địa điểm mua sắm quần áo
Theo kết quả nghiên cứu, địa điểm thường
được chọn để mua hàng may mặc là các cửa hàng
có thương hiệu (41,2%), trong khi mua trên mạng
(online) hoặc mua tại siêu thị ít hơn (lần lượt là
9,13% và 13,8%). Điều này cũng khá phù hợp với
đặc tính của người tiêu dùng Việt Nam khi mua
sắm quần áo. Họ thường thích được chạm vào sản
phẩm trước khi quyết định mua, bởi đôi khi sản
phẩm họ nhận được khi mua trực tuyến không
hoàn toàn giống với sản phẩm được đưa trên
mạng internet. Ngoài ra, tại các siêu thị thường
bán các sản phẩm may mặc đơn giản, có chất
lượng không cao, kiểu dáng đơn điệu, không đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nên cũng
không được ưa chuộng.
Với mong muốn mua được các sản phẩm có
chất lượng tốt nhưng giá rẻ, các cửa hàng giảm giá
cũng là nơi người tiêu dùng Hà Nội ưa thích lựa
chọn (26,7%). Đặc biệt, tại các thời điểm giao mùa
hoặc những ngày lễ lớn, các chương trình khuyến
mại tại các cửa hàng giảm giá thu hút lượng lớn
1 l n/tu n
1 l n/tháng
1 l n/2-3tháng
1 l n/6 tháng
Khác
1 l n/năm: 3,1
HÌNH 1: TẦN SUẤT MUA HÀNG MAY MẶC
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Nguồn: Thống kê của tác giả
HÌNH 2: MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ
SẢN PHẨM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA
Nguồn: Thống kê của tác giả
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...74
Powered by FlippingBook